Nguồn gốc Tiếng_Mãn

Người Nữ Chân cổ thông qua sự dung hợp không ngừng của các bộ lạc, đến Thế kỳ 17 thì hình thành một dân tộc mới - Mãn tộc. Tiếng Mãn cũng theo tiếng nói của người Mãn mà phát triển nên. Giống với nhiều ngôn ngữ khác, trong quá trình hình thành, tiếng Mãn chịu ít nhiều ảnh hưởng từ tiếng Mông Cổ, tiếng Hán và một số ngôn ngữ khác.

Tiếng Mãn thuộc họ ngôn ngữ Mãn - Tungus. Các nhà nghiên cứu nhận định, họ ngôn ngữ này có tổng cộng 12 loại ngôn ngữ khác nhau, chủ yếu phân bố ở Trung Quốc, Nga, XibiaMông Cổ. Riêng ở Trung Quốc ngoài tiếng Mãn và tiếng Nữ Chân thì còn có tiếng Xibe (hay tiếng Tích Bá), tiếng Nanai (hay tiếng Hách Triết), tiếng Evenk (hay tiếng Ngạc Ôn Khắc) và tiếng Oroqen (hay tiếng Ngạc Luân Xuân).

Suốt thời Thanh, tiếng Mãn còn được gọi là "Thanh ngữ" hay "Quốc ngữ", có tổng cộng 25 phụ âm, trong đó có 3 phụ âm chỉ chuyên dùng để viết các từ tiếng Hán. Có 6 nguyên âm, không phân chia dài ngắn. Có một số quy luật kết hợp nguyên âm, nhưng không thực sự chặc chẽ, có hiện tượng đồng hóa ngữ âm. Cấu trúc chủ yếu thứ tự là chủ ngữ, tân ngữ và vị ngữ. Ý nghĩa của từ tương đối phong phú, có thể linh hoạt biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp.

Tiếng Mãn nguyên bản là tiếng nói của người Nữ Chân, nhưng tiếng Mãn không đồng nghĩa với tiếng Nữ Chân. Quan hệ của 2 tiếng này tương tự như tiếng Anh hiện đại và tiếng Anh trung cổ.

Cách viết "Mãn ngữ" bằng tiếng Mãn (ᠮᠠᠨᠵᡠ ᡤᡳᠰᡠᠨ manju gisun.